Lời kêu c:ứu không thể ngờ của ông hoàng ph//im nh:-ợ:,n Nh-ật B-ản, người 17 năm “qu,,/anh::e” với hơn 7.000 ph,ụ n,ữ
Nhật Bản nổi tiếng về rất nhiều điều – tính cách con người, công nghệ kỹ thuật, ẩm thực, văn hóa… và không thể kể thiếu một ngành công nghiệp giải trí tế nhị là phim người lớn. Ngành giải trí này trị giá đến 20 tỷ USD, có ảnh hưởng lớn không chỉ ở Nhật Bản mà còn nhiều nước châu Á khác, châu Âu, châu Mỹ…
Tuy vậy, có một sự thật bất ngờ trong ngành giải trí này là mỗi tháng có khoảng hơn 4.000 bộ phim mới được sản xuất, 6.000 nữ diễn viên mới xuất hiện, nhưng tất cả đều được “cân” chỉ bởi hơn 70 diễn viên nam (thậm chí có thể chỉ là 30, theo một số ước tính thực).
Người được mệnh danh là “ông hoàng” trong ngành này là Shimiken, tên thật là Ken Shimizu, đã đóng khoảng 7.500 bộ phim cùng 8.000 phụ nữ. Để có thể đạt được con số này, mỗi ngày anh phải dành 6 tiếng cho 6 bộ phim khác nhau, trong 7 năm liền không có ngày nghỉ, không sử dụng rượu bia, nghiêm ngặt tuân theo chế độ ăn giàu protein, uống bổ sung các viên protein và khoáng, đặc biệt là kẽm, 90 phút tập luyện mỗi 4 ngày/tuần (tập tạ nặng và squat), thậm chí thức khuya để tập tính chính xác cho công việc… Shimiken nói đùa rằng, “Tôi đã làm nghề này 17 năm nay và chưa bao giờ cảm thấy chán. Công việc này thú vị hơn nhiều so với đi làm nhân viên văn phòng và tôi sẽ theo nghề cho đến năm 100 tuổi.
Lời nói đa này hoàn toàn có thể trở thành sự thật bởi Shimiken từng khẳng định nam diễn viên phim người lớn ở Nhật Bản còn hiếm hơn hổ Bengal. Shimiken thậm chí cũng nhân so sánh này, trên Twitter cá nhân kêu gọi cánh đàn ông hãy tham gia hỗ trợ bởi rõ ràng khối lượng công việc là quá sức với một người.
Tuy nhiên, là quốc gia sản xuất phim khiêu dâm nhiều gấp đôi Mỹ, nhưng tất cả những chuyện tế nhị đó đều chỉ xảy ra sau cánh cửa đóng, bên ngoài cánh cửa đó, Nhật Bản vẫn là một xã hội duy trì lối sống lề thói và bảo thủ. Dù có được gọi là “ông hoàng”, kiếm được hơn 30.000USD/tuần, có 5 chiếc xe, hơn 30.000 người follow trên mạng xã hội Twitter thì trong cuộc sống thực tế, nghề nghiệp cũng khiến Shimiken phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, có những lúc không mua nổi nhà vì không ai chịu giao dịch, anh cũng phải lựa chọn sống xa khỏi vợ cũ và hai con gái vì lo lắng “tiếng tăm” của mình sẽ ảnh hưởng xấu đến các con. Một nhân vật khác trong ngành, Yujiro Enoki, còn cho biết, “Một khi đã trở thành diễn viên AV, sẽ rất khó để có được một công việc khác ‘bình thường’, và mọi chuyện sẽ càng tồi tệ hơn nếu bạn còn cố che giấu quá khứ của mình. Dù bạn đã ‘về hưu’ hay chưa thì cũng vậy…”
Và đây không phải là vấn đề duy nhất, bởi Wakasugi, người chuyên cung cấp thực phẩm chức năng cho Shimiken đã ngập ngừng nhận xét, “Tôi không biết đàn ông ở đây không muốn làm công việc mà anh ấy đang làm, hay chỉ đơn giản là họ không thể.”
(Ảnh: Internet)
Năm 2013, tờ Guardian từng báo cáo về một hiện tượng ở giới trẻ Nhật Bản, gọi là “hội chứng độc thân”, với 45% nữ giới trong độ tuổi 16-24 và hơn 25% nam giới cùng độ tuổi này cho biết dù thế nào cũng không quan tâm đến tình dục. Nhật Bản có tỷ lệ sinh thấp thứ 2 thế giới, ¼ các cuộc hôn nhân diễn ra không tình dục, và một từ mới xuất hiện nhưng đã lan rất nhanh và phủ bóng lên toàn xã hội: soshokukei dansei, hay những người đàn ông ăn cỏ – những người rụt rè với nữ giới và không quan tâm đến việc tìm hiểu và thân mật với người khác. Trong một thống kê, có đến 60,5% đàn ông trong độ tuổi sung sức 20-34 ở Nhật Bản đã theo xu hướng này.
Tuy vậy, nhiều người không cho thế hệ này đã suy giảm nhu cầu tình dục, chỉ là sự chuyển dịch trong cách thỏa mãn tình dục. Việc tiếp xúc với văn hóa phẩm người lớn quá dễ dàng, cùng những áp lực xã hội, kinh tế và nhiều yếu tố khác đã dẫn đến việc giảm sự liên kết giữa người với người. Và họ, với những tự ti và cô độc của mình, chọn “tự giải quyết”, có thể với búp bê tình dục, một cách thụ động chứ không hẳn là chủ động theo một lối đi riêng. “Chúng ta có một thế hệ đàn ông không ổn định về tài chính, như thời cha ông họ, điều đó đã dẫn đến sự xói mòn nam tính.”